- 22/2/2020
- Admin
- Mục: Tài Liệu Tham Khảo Nội Bộ
Bài 05: Một virus gây bệnh mụn nước khó phân biệt với LMLM trên heo
Từ cuối năm 2014, bệnh mụn nước được báo cáo ở nhiều đàn heo của Brazil, SVA được xác định trong huyết thanh, dịch mụn nước và mẫu swab từ mụn nước vỡ thu thập từ heo bị bệnh sau khi cai sữa và heo trưởng thành. Vào tháng 7 năm 2015, sự xuất hiện bất ngờ của bệnh mụn nước bắt đầu ở nhiều đàn heo ở Mỹ. Các xét nghiệm cho thấy không có virus FMD trong các ổ dịch này.
Mụn nước tại móng của heo
Mụn nước ở khủy chân và ở miệng của heo
Virus gây ra những biểu hiện trên là gì?
Sau khi các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cho kết quả, các nhà khoa học đã kết luận; nguyên nhân gây ra các biểu hiện trên là Senecavirus A (SVA), trước đây được biết đến là Seneca Valley virus, là một virus không có vỏ bọc, chuỗi đơn, sợi RNA hướng dương, virus thuộc họ Picornaviridae và gần đây được đề xuất là loài nguyên mẫu của chi Senecavirus.
Senecavirus A (SVA) được phát hiện lần đầu năm 1998, nó được tìm thấy và được coi là yếu tố tạp nhiễm trong môi trường nuôi cấy tế bào nhưng nó thường liên quan đến các bệnh mụn nước trên heo ở Mỹ và Canada. Những phát hiện này dẫn đến suy đoán rằng nhiễm SVA có thể bị nhầm lẫn với bệnh mụn nước truyền nhiễm cao ở động vật gây ra bởi virus Lở mồm long móng (FMD)
SVA được phát hiện lần đầu tiên tại Trung Quốc vào năm 2015, lần đầu tiên có báo cáo ca nhiễm SVA ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc phát hiện trên cả heo con sơ sinh và heo thịt. Trường hợp mới nhất về nhiễm SVA được báo cáo ở Mỹ và Trung Quốc năm 2016 và 2017 được coi là nước ngoặt cho dịch tễ học SVA ở Trung Quốc.
Như vậy hiện nay SVA được phát hiện tại Mỹ, Canada, Brazil và Trung Quốc
Nền chăn nuôi heo ở Trung Quốc đang xuất hiện SVA từ năm 2015
Sự nguy hiểm của SVA và vì sao chúng ta cần quan tâm tới SVA
- SVA đã được phát hiện tại Trung Quốc, với việc xuất nhập heo tiểu ngạch rất lớn giữa 2 nước việc Việt Nam xuất hiện SVA là vấn đề thời gian.
- Hiện tại để phân biết SVA với FMD chỉ có thể sử dụng phương pháp phòng thí nghiệm. Do vậy rất khó để phân biệt SVA với FMD.
- Khi trại chăn nuôi nhầm SVA là FMD thì các biện pháp an toàn sinh học và vaccine sẽ có gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho trang trại.
- Hiện chưa có giải pháp kiểm soát SVA cũng như các nghiên cứu chuyên sâu về SVA.
- Việc phát triển vaccine SVA cũng chưa có thông tin nào được công bố.
Do vậy, việc kiểm soát FMD triệt để có thể có những loại bỏ khi trại có biểu hiện nổi mụn trên heo chúng ta vẫn có thể bình tĩnh
Nội dung cùng chủ đề
Admin 23/2/2020 1728
Báo cáo kết quả sử dụng SUPERLIVE tại trang trại Mr Mỹ
Admin 23/2/2020 1821
AN TOÀN SINH HỌC BẰNG SI CHLOR-T VÀ KIỂM SOÁT BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI
Admin 23/2/2020 2501
Kiểm soát bệnh lở mồm long móng bằng AVAC - V6 FMD EMULSION
Admin 22/2/2020 2714
Theo như thông tin được chia sẻ trong bài trước: Nghiên cứu định type, chủng virus gây bệnh Lở mồm long móng - FMD, Virus...
Admin 22/2/2020 1883
Bệnh lở mồm long móng (LMLM) được Tổ chức Thú y Thế giới OIE (World Organisation for Animal Health) coi là bệnh truyền nhiễm...
Admin 22/2/2020 1520
Trong bối cảnh ngành chăn nuôi heo nói chung đang gặp nhiều khó khăn, tình hình giá cả bấp bênh không ổn định đồng thời những...